Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Người đi tìm bài thuốc chữa Vô Sinh - Hiếm Muộn

Dưới đây là bài viết mang tựa đề "Người đi tìm bài thuốc chữa Vô Sinh - Hiếm Muộn" của tác giả Nguyễn Hưng được đăng trên báo Sức Khỏe & Đời Sống Số 693- Tháng 4 /2012 

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Bài thuốc đăng trên báo Sức Khỏe & Đời Sống (Số 662)


 Dưới đây là bài giới thiệu về lương y Nguyễn Phú Lâm với "Các bài thuốc chữa Vô Sinh - Hiếm Muộn" được đăng trên báo Sức Khỏe & Đời Sống số 662






Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Bài thuốc chữa bệnh “Hiếm muộn con” cả nam lẫn nữ rất có giá trị và rất hiệu quả

Bài viết của Lương y Lê Văn Đáng
(Hội Đông Y huyện Mang Thít, Vĩnh Long)


Nền y học cổ truyển phương Đông nói chung và nền y học cổ truyền Việt Nam nói riêng đã có quá trình hình thành từ rất xa xưa, các bậc danh y tiền bối qua nhiều thế hệ đã dày công trước tác, truyền lại cho chúng ta những lý luận cơ bản và các phương pháp chữa bệnh rất có hiệu quả, mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, không hề mai một. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến phương pháp chữa bệnh “vô sinh”, nhưng chúng tôi mạo muội gọi là “hiếm muộn con”.

•    Thiên “Thượng cổ thiên chân luận” của Tố Vấn có nói: “Trai 16 tuổi, thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí tràn đầy, âm dương hòa hợp nên mới sinh con……. Đến năm 64 tuổi Can khí suy, thiên quý hết, tinh ít, thận tàn sút, không sinh con hoặc sinh con yếu ớt”. “Con gái 14 tuổi, thiên quý sinh ra, nhâm mạch thông, thái xung mạch thịnh, kinh nguyệt xuống đúng kỳ nên mới sinh con”.

•    Thiên “Phụ đạo xán nhiên” của Hải thượng Lãn Ông có nói: “Người thầy thuốc giỏi chữa bệnh không con, về phía trai thì là chủ ở tinh, về phía gái thì chủ ở huyết. Bàn về lý luận lập phương thuốc phía trai thì lấy bổ thận làm cốt, phía gái thì lấy điều kinh làm đầu, lại tham khảo thêm những thuyết bổ khí, hành khí, xét lại thật thấu suốt mà chữa trị có thể thụ thai được. Lại nói “Đàn bà không có thai là do tà lục dâm thất tình làm tổn thương mạch xung – nhâm, hoặc khí thịnh huyết suy, nhiệt phục trong huyết hoặc tỳ vị hư tổn không thể nuôi dưỡng mạch xung – nhâm, hoặc tích huyết, tích đờm ngưng trệ ở bào lạc”.
Thấm nhuần lời dạy của các bậc y  Tổ, qua nhiều năm nghiên cứu – ứng dụng và điều chỉnh thực thể trên thực tế lâm sàng,  lương y Nguyễn Phú Lâm (Chủ tịch hội Đông Y Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long) hiện là ân nhân của trên 100 đôi vợ chồng gặp khó khăn về sinh con và cũng gần như là đồng tác giả “của hơn 100 thai nhi trên khắp các tỉnh thành lân cận khu vực phía Nam. Thật sự quý giá vô cùng. Đó là các bài thuốc chữa bệnh “Hiếm muộn con” cả nam lẫn nữ rất có giá trị và rất hiệu quả.
Trước khi viết bài này, chúng tôi đã đến tận gia đình các đôi vợ chồng “Hiếm muộn con” , hiện tại các gia đình trên đang rất vui vẻ và hạnh phúc bên đứa con bậu bĩnh thân yêu. Đón tiếp chúng tôi, gia đình nào cũng rất niềm nở và trong sâu thẩm của những đôi mắt thầm biết ơn “những vị cứu tinh”.
Chúng tôi xin nêu một vài trường hợp điển hình:

1.    Anh Nguyễn Hồng Kỳ (38 tuổi) và vợ là Nguyễn Hồng Thị (35 tuổi) ngụ ấp Phước Thới C, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Anh chị cưới nhau đã bảy năm, đã đi chữa trị rất nhiều nơi kể cả những bệnh viện lớn TP.HCM, nhưng anh chị vẫn chưa sinh được con, may nhờ uống hai thang thuốc ngâm rượu của lương y Lâm thì ít tháng sau thụ thai và đã sinh được một bé trai khỏe mạnh được đặt tên là Nguyễn Trí Thông.

2.    Anh Huỳnh Thanh Dũng, sinh năm 1973 và vợ là Lê Hồng Phượng sinh năm 1976, ngụ ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Sau hơn 10 chung sống, đã đi chữa trị rất nhiều nơi, tốn rất nhiều tiền (Có thụ tinh nhân tạo 6 lần) , nhưng anh chị vẫn chưa được đứa con nối dõi tông đường. Nghe tin lương y Lâm chữa được bệnh hiếm muộn con vợ chồng anh đến hốt một thang thuốc ngâm rượu nên đã sinh được một cháu trai tên Huỳnh Khôi Nguyên 6 tuổi rất là thông minh, khỏe mạnh. Nghe vợ chồng anh Dũng thuật lại, sau khi uống khoảng ½ thang thuốc thì chị đã thụ thai, anh liền ngưng không uống nữa mà dành phần còn lại tặng cho người bạn thân cũng hoàn cảnh như anh, cũng sinh được một cháu Trai rất bậu bĩnh.

3.    Chị Huỳnh Thị Thanh Hà, sinh năm 1975 ngụ tại khu phố Lương Nam ,thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Hơn 12 năm không sinh con. Nghe tin lương y Nguyễn Phú Lâm chữa được bệnh hiếm muộn con, chị đến anh Lâm hốt một tháng thuốc tể (Hoàn mềm)  nên chị đang mang thai khoảng bốn tháng, và Chị Hà đang giới thiệu cho đứa em gái đang đến chổ Lương y Lâm  chữa trị.

4.    Anh Nguyễn Văn Thái, sinh năm 1976 cùng vợ là Trương Thị Phương Thảo sinh năm 1978, anh chị cưới nhau đã 12 năm, đã tốn rất nhiều tiền để chữa bệnh hiếm muộn nhưng không có kết quả. Nghe đồn lương y Phú Lâm chữa được bệnh này, anh cũng chưa tin tưởng lắm, nhưng miễn cưỡng hốt một thang (cho gia đình vui), sau khi uống gần hết thang thuốc thì chị thụ thai và cháu Nguyễn Duy Khang được chào đời ngày 04/06/2004 thật là khỏe mạnh và bậu bĩnh. Sau đó, vợ chồng anh Thái, cũng đã hướng dẫn ba đôi vợ chồng là bà con với anh chị có cùng chung cảnh ngộ, đến lương y Nguyễn Phú Lâm hốt thuốc về uống đều có kết quả.

Và còn rất nhiều trường hợp điển hình khác rất hạnh phúc…… vì khuôn khổ bài viết có hạn, rất mong quý vị thông cảm. Thật là một lương y có nhiều diễm phúc đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều đôi vợ chồng hiếm muộn con.

Bạn đọc có nhu cầu xin liên hệ:
Lương y Nguyễn Phú Lâm.
Địa chỉ: Khóm I, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
Điện thoại:     Bàn: 0703 930 078
            Di động: 0918 15 15 27
                     0939 382 333

Lương y Nguyễn Phú Lâm, người mang hạnh phúc cho nhiều đôi vợ chồng hiếm muộn

   
Anh Lâm đang bốc thuốc cho người bệnh.
KTNT - Anh là người mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các cặp vợ chồng chung sống với nhau nhiều năm, đã tìm mọi cách chữa trị nhưng vẫn không con. Đó là y sĩ đông y Nguyễn Phú Lâm, người đã chữa trị cho trên 100 bệnh nhân hiến muộn.
Người và việc nghĩa
Nghe danh anh đã lâu, thầy thuốc đông y hốt thuốc Bắc trị bệnh "chậm con" cho nhiều người, tôi tìm đến căn nhà nhỏ nằm cạnh trước Bệnh viện Đa khoa huyện Mang Thít (Vĩnh Long). Tiếp chuyện tôi là người thầy thuốc có gương mặt phúc hậu, nói năng chừng mực, từ tốn. Anh kể: “Dạo này tôi đang phải hoàn thành khóa học bác sĩ y học cổ truyền đông - tây y kết hợp ở TP. HCM nên rất bận, tôi phải tranh thủ khám bệnh tại nhà cho mọi người vào cuối tuần. Nhiều khi bệnh nhân ở xa đến khám, tội lắm nên dù bận mấy tôi cũng phải dành thời gian khám cho họ”.
Anh Lâm về làm ở Phòng Chuẩn trị Hội Đông y huyện Mang Thít từ năm 2004. Với anh công việc này là như thực hiện được một phần ước mơ từ nhỏ - được làm thầy thuốc khám chữa bệnh cho nhiều bà con nghèo ở quê nhà. Bệnh nhân ở phòng chuẩn trị nhận xét, anh là người niềm nở, luôn có trách nhiệm và hoàn thành công việc thật tốt và là một người đầy nhiệt huyết. Sau nhiều năm gắn bó với công việc ở Hội Đông y, cảm thương với những người bệnh nghèo, anh là người thường xuyên vận động, tổ chức khám chữa bệnh từ thiện cho nhiều bà con thuộc đối tượng khó khăn, gia đình chính sách…
Bởi sự sốt sắng trong công việc, là người luôn lấy chữ Tâm - chữ Đức làm trọng. Năm 2006, (khi 36 tuổi) anh được Huyện ủy, UBND huyện tin tưởng giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội Đông y huyện. Đây là bước ngoặc khởi đầu cho mọi sự cố gắng của anh sau này.
Với những người hiếm muộn
Anh Lâm kể, bệnh nhân chậm con thường mắc các bệnh bẩm sinh (không thể có con) hoặc bị bệnh u sơ, u nang tử cung… cần chẩn đoán sớm điều trị đúng với loại bệnh này mới có hi vọng sớm sinh con được. Những bệnh nhân tôi đã chữa trị thành công đa phần là phụ nữ, thường mắc bệnh: kinh nguyệt không đều, máu huyết kém, tinh huyết suy nhược… nguyên nhân do đàn ông thường là: tinh trùng yếu, tinh trùng thiếu, tinh trùng di chuyển kém, thận âm suy, hay thận dương suy…
Là một trong những bệnh nhân hiếm muộn lâu năm, tốn kém nhiều, khi được y sĩ Lâm hốt thuốc chữa khỏi bệnh và có con, gia đình anh Huỳnh Thanh Dũng, sinh 1973, và chị Lê Hồng Phượng, sinh 1976, ngụ ấp xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau vui mừng kể: chúng tôi cưới nhau năm Phượng 18 tuổi, gia đình hai bên mong mỏi, đợi chờ mãi đến năm 30 tuổi mà Phượng vẫn không có con, tôi đã đưa Phượng đi chạy chữa khắp nơi, cả Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM). Phượng đã làm đủ loại xét nghiệm, làm thụ tinh trong ống nghiệm đến 3 lần, tốn tổng cộng gần 200 triệu đồng mà vẫn không thụ thai được. Đến đây, sự mong mỏi có con, cháu của gia đình hai bên và hơn hết là bản thân chúng tôi đã gần như vô vọng. Khi đó chúng tôi được người quen giới thiệu lương y Phú Lâm. Sau khi xem sổ khám bệnh, giấy xét nghiệm tinh dịch đồ… anh Lâm bắt đầu kê đơn thuốc, với số tiền rất ít so với chi phí mà bấy lâu tốn kém. Không lâu sau, Phượng thụ thai. Nay, cháu trai Huỳnh Khôi Nguyên đã tròn 6 tuổi. Vợ chồng anh đã giới thiệu cho nhiều cặp vợ chồng khác, để họ cũng có niềm vui như vợ chồng anh.
Anh Kỳ hạnh phúc bên vợ con.
Còn trường hợp của vợ - chồng Nguyễn Hồng Kỳ (38 tuổi) và chị Nguyễn Hồng Thị (35 tuổi), ngụ ấp Phước Thới C, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, thì lại như là một kỷ niệm lớn của cuộc đời. Anh, chị cưới nhau đã hơn 7 năm mà vẫn không con. Ban đầu vợ - chồng anh cũng đến Bệnh viện Từ Dũ để chữa bệnh, về sau vì đường xa rất bất tiện lại chưa thấy gì kết quả, nhà cửa lại neo người nên anh, chị bàn nhau quyết định cho thuê nhà cửa ruộng, vườn… rồi khăn gói lên Bệnh viện. Sau thời gian dài mong đợi nhưng chuyện con cái vẫn như mò kim đáy biển. Thất vọng, anh chị đành về lại quê nhà. Rồi trong một lần anh Kỳ ra đại lý vật tư nông nghiệp Minh Hương ở chợ Cái Nhum (Mang Thít) mua phân về bón cho ruộng lúa, qua lời thăm hỏi thì bà chủ cửa hàng này nhiệt tình chỉ người biết bài thuốc Bắc trị bệnh hiếm muộn rất hay. Anh kể chuyện hiếm muộn của mình và trao cho người đó toàn bộ hồ sơ khám chữa bệnh. Vài ngày sau anh được người đó đưa cho m ấy thang thuốc Bắc. Thật thần kỳ, không lâu sau vợ anh có mang và sinh được một cháu trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. Cháu được đặt tên là Nguyễn Trí Thông.
Một lần vợ chồng anh bồng cháu bé đi tìm gặp người kê toa thuốc để cảm ơn, thì mới biết người hốt thuốc là lương y Nguyễn Phú Lâm là bạn học chí thân thời phổ thông của anh.
Anh Lâm sẵn sàng tư vấn miễn phí co tất cả mọi người có nhu cầu. Số điện thoại là: 0918 151 527.
Phong Phú

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Hiếm muộn - vô sinh một số điều cần biết


Các nghiên cứu về sinh lý sinh sản cho thấy nếu một cặp vợ chồng khoảng 25 tuổi, hoàn toàn bình thường về phương diện sinh sản, mỗi tháng sẽ có khả năng thụ thai gần 25%. Nếu không ngừa thai, khoảng 90% các cặp vợ chồng này sẽ có con sau một năm chung sống bình thường.
Một cặp vợ chồng được định nghĩa là hiếm muộn - vô sinh khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai.

Khả năng sinh sản giảm ở nữ và nam khi tuổi càng lớn. Người ta ước tính, phụ nữ nhỏ hơn 25 tuổi trung bình chỉ cần sinh hoạt vợ chồng bình thường từ 2-3 tháng là có thể có con, trong khi phụ nữ trên 35 tuổi thường thời gian này kéo dài hơn 6 tháng. Ở nam giới hiện tượng này cũng xảy ra tuy nhẹ nhàng và chậm rãi hơn, bắt đầu từ khoảng 40 tuổi, khả năng sinh sản của nam giới thường giảm rõ sau 60 tuổi.
Hiếm muộn có thể do nguyên nhân từ người chồng hoặc người vợ. Nói chung, khoảng 30% trường hợp nguyên nhân hiếm muộn là hoàn toàn do chồng, 30% nguyên nhân do vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, chúng ta thấy rằng việc đi khám và tìm nguyên nhân của hiếm muộn cần thiết phải có mặt của cả hai vợ chồng. Nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải là của riêng vợ hay chồng.
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm: không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng. Các vấn đề này có thể được chẩn đoán khi làm xét nghiệm về tinh dịch (thường gọi là tinh dịch đồ hoặc phân tích tinh dịch). Ngoài ra, nam giới có thể hiếm muộn do bị bất lực, xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở phụ nữ gồm: tắc vòi trứng, không rụng trứng hay rụng trứng không đều, bệnh lạc nội mạc tử cung, bệnh u xơ tử cung...
Trong một số trường hợp, cả hai vợ chồng đều bình thường về phương diện sinh sản, nhưng tinh trùng người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ, làm cho tinh trùng bị chết và không đi vào đường sinh dục nữ được. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp: bác sĩ sẽ lấy chất nhầy ở cổ tử cung người vợ vài giờ sau giao hợp để xem sự di động và khả năng sống của tinh trùng.
Hiện nay, hầu hết các thống kê trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ hiếm muộn ngày càng gia tăng.

Điều này có thể do nhiều nguyên nhân

  • Phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn.
  • Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng nam giới đang giảm dần, có thể do ảnh hưởng môi trường và hoàn cảnh sinh sống.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong cộng đồng, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản.
  • Việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều bạn tình ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn.
  • Ở nước ta, hiện nay tỷ lệ nạo phá thai ở phụ nữ khá cao. Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là hiếm muộn - vô sinh. Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung. Do đó, nếu chưa muốn có con, tốt nhất bạn nên sử dụng một biện pháp ngừa thai thật an toàn để dự phòng khả năng bị biến chứng vô sinh sau nạo thai.

Khám và điều trị

Hiếm muộn - vô sinh là một vấn đề mà các cặp vợ chồng cần quan tâm khi bạn quyết định lập gia đình và có con. Bạn nên đi đến bác sĩ để tìm nguyên nhân nếu sau 12 tháng giao hợp đều đặn, không ngừa thai mà vẫn không có thai. Tuy nhiên, bạn nên khám bác sĩ sớm hơn, trong vòng 6 tháng, trong một số trường hợp sau:
  • Nếu bạn nghi ngờ rằng vợ chồng bạn có một bệnh lý hay nguyên nhân gây hiếm muộn, như không có kinh, kinh nguyệt không đều, bị viêm phần phụ trước đó,v.v...
  • Người vợ trên 35 tuổi. Ở đây có 2 lý do khiến bạn nên đi khám sớm: thứ nhất khả năng sinh sản sẽ giảm theo tuổi; thứ hai, quĩ thời gian để điều trị không còn nhiều.
Như đã nêu trên, hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, nguyên nhân có thể do một trong hai vợ chồng hoặc cả hai. Do đó, khi đi khám nên đi cả hai vợ chồng để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị cho bạn. Khi đến phòng khám, tùy theo bác sĩ sẽ có cách hỏi khác nhau. Nói chung các vấn đề bạn cần phải trả lời có thể bao gồm:

Về phía vợ

Tuổi, muốn có con bao lâu, số lần sanh, sẩy, nạo thai, các cách ngừa thai trước đó, kinh nguyệt đều hay không đều, bao lâu có kinh một lần, kinh nguyệt kéo dài bao lâu, có bị đau khi hành kinh hay không, có mổ hay mắc bệnh gì trước đây không... Bác sĩ sẽ khám phụ khoa, có thể cho bạn đi siêu âm và làm thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm nội tiết, HSG (chụp X quang để đánh giá tử cung và vòi trứng).

Về phía chồng

Bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm về tinh trùng (còn gọi là tinh dịch đồ hay phân tích tinh dịch). Bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhân viên phòng khám để có thể lấy được mẫu thử cho kết quả chính xác. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về sức khỏe của bạn hiện tại, có bị bệnh quai bị lúc nhỏ hay không, nghề nghiệp bạn đang làm, bạn có hút thuốc lá, uống rượu hay không, bạn có thường thức khuya hay không, bạn có mắc bệnh gì trước đây về đường tiểu hay không, bạn hiện có sử dụng thuốc để điều trị bệnh nào khác không...
BS. Hồ Mạnh Tường - Sức Khoẻ & Đời Sống